Đồng bào DTTS Kon Tum phát triển cây mắc ca hiệu quả và bền vững: Động lực từ HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm (bài cuối)

Thứ năm - 16/12/2021 02:39
Mắc ca đang được đánh giá là một trong những loại cây có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, để phát triển mở rộng diện tích cây mắc ca đạt hiệu quả cao, yêu cầu cấp thiết là thành lập và phát triển các HTX kiểu mới. Từ đó, thực hiện được vai trò liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Trong đó, vai trò của HTX là liên kết cùng các hộ dân, hỗ trợ giống cây tốt, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm. Còn phía người dân có trách nhiệm chăm sóc tốt vườn cây của hộ gia đình theo đúng tiêu chuẩn, quy định và giữ vững liên kết khi mắc ca cho thu hoạch.

Khuyến khích trồng mắc ca theo mô hình HTX

Hiện nay, để các tham gia phát triển, nhân rộng diện tích cây mắc ca trên địa bàn, ông Nguyễn Lâm Cảnh, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Kon Tum cho biết: “Tỉnh đang đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ các HTX rà soát, chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mắc ca ở những nơi có điều kiện, rà soát quỹ đất có khả năng trồng cây mắc ca để nghiên cứu, hình thành vùng trồng cây mắc ca trên địa bàn.

Ngoài ra, vận động người dân trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS tham gia trồng cây mắc ca, ưu tiên tham gia thông qua mô hình HTX. Từ đó, đồng bào DTTS thấy được lợi ích của việc tham gia dự án phát triển cây mắc ca theo hình thức liên kết HTX, đồng thuận với chủ trương phát triển cây mắc ca của tỉnh”.

IMG-20210912-093828-3859-1631455093.jpg

HTX mắc ca Nhân Hoà, đang tập trung sản xuất VietGAP, hướng đến xuất khẩu hạt mắc ca.

Một số huyện có đông đồng bào DTTS như Ba Na, Xơ Đăng, Jrai sinh sống như Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy, khi người dân liên kết theo chuỗi sản xuất, thành lập HTX, tổ hợp tác để hình thành vùng tập trung sẽ được ngân sách huyện hỗ trợ 70% giống. Ngoài ra, ngân sách huyện còn hỗ trợ phát triển theo vùng, chứng nhận vùng sản xuất mắc ca, phát triển sản phẩm mắc ca theo chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm).

Ông Nguyễn Văn Đại, thành viên HTX mắc ca Nhân Hòa thôn 3, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô cho biết “Mục đích của chúng tôi khi tham gia thành lập HTX mắc ca Nhân Hòa là để tăng liên kết và chia sẻ kinh nghiệm, trước hết với các thành viên trong HTX. Thứ hai là liên kết với nhau để cố gắng chế biến, nâng cao hiệu quả theo đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng hạt mắc ca. Chúng tôi đang hướng đến sản phẩm mắc ca sạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu được”.

Hình thành chuỗi liên kết

Theo ông Nguyễn Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX mắc ca Nhân Hòa, so với cây cà phê, mắc ca là giống cây trồng mới, song thu hoạch là quả khô, nên quá trình chế biến sẽ dễ dàng hơn. Hiện, sản phẩm hạt mắc ca của HTX chủ yếu được bán cho các đơn vị làm giống hoặc sấy làm thành phẩm mắc ca.

hat-macca-uc-600-5423-1631455094.jpg

Bà con DTTS đang phát triển sản phẩm mắc ca theo chương trình OCOP.

“Với giá cả như hiện nay, trên cùng một diện tích, mắc ca đang cho thu nhập gấp gần 3 lần so với cà phê. Tuy thời gian để loại cây này cho thu hoạch ổn định là từ 4 - 6 năm, lâu hơn so với cà phê, song chi phí nhân công sẽ rẻ hơn.

Hiện nay, tỉnh cũng đã có quyết định hỗ trợ cho HTX một máy sấy trị giá khoảng 400 triệu đồng. Cùng với việc tái đầu tư của HTX, thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra thị trường các thành phẩm tinh từ mắc ca, giúp nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho các thành viên”, ông Quyết chia sẻ.

Tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy với 90% dân số là đồng bào DTTS người Jrai và Rơ Măm, Tổ hợp tác Kđin được thành lập năm 2017 với 9 thành viên là đồng bào DTTS ở làng Kđin.

Ông Rơ Chăm, Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết, dù mới thành lập hơn 4 năm, song có thể nói, Tổ hợp tác đã định hướng được việc trồng, sản xuất và tìm "đầu ra" cho sản phẩm chủ lực là mắc ca.

Ngay sau khi thành lập, Tổ hợp tác đã sớm chủ động liên kết với một số doanh nghiệp trong xã để liên kết hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mắc ca tạo niềm tin thực tiễn để các thành viên yên tâm đầu tư cho việc trồng, phát triển và tiêu thụ sản phẩm mắc ca.

Bước đầu, Tổ hợp tác đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2020, Tổ hợp tác đã liên kết với doanh nghiệp xuất ra thị trường 7 tấn mắc ca thành phẩm, sau khi trừ hết các khoản chi phí, lô hàng còn thu lợi 210 triệu đồng.

Bà Y Niê Chăm là thành viên của Tổ hợp tác Kđin. Hiện nay, sản phẩm mắc ca của bà Chăm đều được Tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thu mua, bao tiêu toàn bộ. Tổ hợp tác cũng mời cán bộ kỹ thuật của huyện Sa Thầy thường xuyên đến vườn hướng dẫn kỹ thuật giúp gia đình bà phòng trừ sâu bệnh theo từng giai đoạn phát triển của cây mắc ca.

Bà Chăm chia sẻ, trừ chi phí, mỗi năm gia đình có thu nhập khoảng 100 triệu đồng từ vườn mắc ca. Cây mắc ca rất phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng tại địa phương, đặc biệt là không cần nhiều nước và tốn ít công chăm sóc.

Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cộng với tác động của thời tiết và biến đổi khí hậu, "đầu ra" cho sản phẩm hàng hóa còn thụ động. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn để có hiệu quả kinh tế, cho thu nhập cao, các HTX, tổ hợp tác tỉnh Kon Tum đã và đang là "đầu tàu" trong liên kết sản xuất, xoá đói, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.

Theo ông Nguyễn Lâm Cảnh, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Kon Tum, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các HTX trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dich bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Các đơn vị kinh tế tập thể, HTX đã năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thêm, tăng thu nhập cho các thành viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Ông Nguyễn Tấm Liêm, Giám đốc Sở NN&PTNT Kon Tum chia sẻ, mục tiêu của tỉnh Kon Tum là phấn đấu đến năm 2025 trồng được 5.000 ha cây mắc ca, riêng hết năm 2021 phấn đấu trồng khoảng 400 ha. Tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh trồng mắc ca theo hướng tập trung để tạo thành những vùng sản xuất lớn, cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, góp phần phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản đò hành chính tỉnh Lai Châu
Văn bản mới

Luật

Luật Hợp tác sửa đổi 2023

Thời gian đăng: 13/11/2023

lượt xem: 1063 | lượt tải:160

01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 983 | lượt tải:126

45/2021/NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1502 | lượt tải:201

340/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1259 | lượt tải:151

167/QĐ-TTg

Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 14/03/2021

lượt xem: 1373 | lượt tải:204
Liên kết
http://chinhphu.vn
mpi.gov.vn
laichau.gov.vn
vca.org.vn
dichvucong.laichau.gov.vn
sokhdt.laichau.gov.vn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down