Hóa giải nghịch lý để doanh nghiệp, HTX liên kết bền chặt

Thứ tư - 07/09/2022 22:15
Việc liên kết người dân, HTX và các doanh nghiệp tại địa phương còn nhiều nút thắt nên chưa hình thành được nhiều chuỗi và chưa nâng cao được giá trị nông sản.

Theo thống kê, đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã thực hiện phương thức liên kết thông qua hợp đồng giữa nông dân, HTX với doanh nghiệp. Tuy nhiên, mối liên kết này còn khiêm tốn nên chưa thực sự nâng cao được hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của HTX.

Còn "khoảng cách" giữa hai bên

Tính đến hết năm 2021, cả nước có 18.327 HTX nông nghiệp nhưng mới chỉ có khoảng 4.000 HTX nông nghiệp (chiếm 22%) tham gia liên kết với 1.867 doanh nghiệp trong sản xuất, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thực tế hiện nay, có sự tréo ngoe là nhiều HTX đang tự tiêu thụ hoặc xuất khẩu nông sản tươi sang các thị trường thì có doanh nghiệp trong nước lại nhập nông sản thô từ các nước về phục vụ chế biến.

Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Thanh Bình (Đồng Nai), cho biết HTX thường xuyên xuất khẩu chuối sang Trung Quốc, Hàn Quốc để các nước này chế biến các mặt hàng thức ăn chăn nuôi. Nhưng doanh nghiệp trong nước lại không liên kết với HTX để tiêu thụ nguồn nông sản này vì cho rằng dù nhập trong nước tiết kiệm chi phí vận chuyển nhưng giá vẫn cao hơn nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng nghi ngại phía HTX khó có thể đáp ứng được nguồn cung lớn liên tục dù HTX đang liên kết sản xuất trên 100ha chuối.

Theo ông Hùng, khi bà con nông dân và các HTX nông nghiệp đưa hàng ra thị trường, chất lượng nông sản là điều vô cùng cần thiết, nhất là với những HTX chủ động liên kết với doanh nghiệp.

-2314-1662543249.jpg

Nhiều HTX và doanh nghiệp chưa liên kết được với nhau nên chưa hình thành được các chuỗi giá trị bền vững.

Và để làm được điều này, HTX phải tuân thủ quy trình an toàn, nên việc giá cả mà đối tác đặt ra quá thấp, HTX cũng khó có hợp tác vì ngoài uy tín, thương hiệu, HTX còn phải bảo đảm lợi nhuận, thu nhập cho thành viên, người lao động. Nhất là hiện nay, chi phí đầu vào, logistics vẫn không giảm.

Là đơn vị đang liên kết với các hộ dân ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Củ Chi (TP.HCM)… để thu mua đậu phộng, hạt điều… phục vụ chế biến, ông Trần Đăng Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Đạt Butter (TP.HCM), chia sẻ một trong những điểm làm hạn chế mối liên kết giữa doanh nghiệp với HTX và người dân là có quá nhiều doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào tham gia một liên kết chuỗi gây khó khăn cho khâu truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, nguồn vốn của nhiều HTX, tổ hợp tác còn khiêm tốn nên khó có thể tự đứng ra xây dựng hoặc liên kết với các công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào bằng thanh toán tiền mặt. Trong khi nhiều HTX ở những vùng chuyên canh, có đa dạng các mặt hàng nông sản với số lượng lớn nên xảy ra tình trạng cạnh tranh giá, chọn lựa nhà sản xuất để liên kết.

Có thể thấy, những nguyên nhân trên đang khiến nhiều HTX và doanh nghiệp chưa đến được với nhau để tạo thêm nhiều chuỗi giá trị hàng hóa bền vững, chưa nâng cao được giá trị nông sản. Minh chứng rõ nét nhất là mối liên kết để sản xuất cánh đồng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long đến nay mới chỉ đạt 26,8% tổng diện tích canh tác lúa của vùng. Và do liên kết chuỗi còn hạn chế nên đã có lô hàng nông sản như chôm chôm, thanh long, lúa gạo xuất sang thị trường châu Âu bị trả lại vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn.

Hệ quả là niềm tin của thị trường vào các sản phẩm nông nghiệp không cao và cũng là điều khiến các HTX không thể ổn định tiêu thụ sản phẩm và phải chịu giá thấp. Hiện nay, theo tính toán, trung bình giá nông sản Việt Nam chỉ bằng 50 - 60% giá nông sản thế giới.

Cần cái "bắt tay"

Xuất phát từ các chuỗi giá trị nông sản thông qua mối liên kết thành công giữa HTX và doanh nghiệp có thể thấy, mối liên kết này đã góp phần tạo sự phát triển ổn định hơn cho thị trường nông sản, tạo nguồn nguyên liệu lớn cho doanh nghiệp yên tâm chế biến.

Theo các chuyên gia, đối với các doanh nghiệp, nếu vùng nguyên liệu chưa tốt mà bắt tay vào chế biến sẽ khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu. Trong khi để mua được nguyên liệu chất lượng tốt, bảo đảm chất lượng thì rất khó.

Ông Tăng Xuân Trường, Giám đốc CTCP nông sản Hưng Việt (Hải Dương) cho biết, nhiều khi doanh nghiệp chào “đứt lưỡi”, người dân, HTX cũng không bán nông sản hữu cơ vì đó là hàng có giá trị cao, nhiều đơn vị thu mua.

Trong khi việc vừa đầu tư vùng nguyên liệu, vừa thực hiện chế biến chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn. Cách tốt nhất hiện nay chính là doanh nghiệp liên kết với người dân, HTX thu mua để tập trung được vào khâu chế biến.

Tuy nhiên, để hình thành được mối liên kết, rất cần sự hợp tác của các bên liên quan đến chuỗi. PGS.TS Mai Quang Vinh, Giám đốc Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp thương mại nước ngoài hiện làm việc rất chuyên nghiệp. Họ thường liên kết chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng và được đào tạo các kiến thức chuyên sâu thường xuyên. Các doanh nghiệp này cũng có riêng một bộ phận tìm nguồn nguyên liệu đầu vào, nên việc liên kết với người dân, HTX để xây dựng mối liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ là bắt buộc và hiển nhiên.

Còn đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa thực sự quan tâm đến mối liên kết với người dân, HTX. Và thực tế đã có nhiều HTX, doanh nghiệp Việt liên kết thành công với các doanh nghiệp, nhà bán lẻ nước ngoài. Họ tuy yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lượng nhưng lại có độ hiểu biết rất sâu nên sẵn sàng hỗ trợ HTX, doanh nghiệp Việt về quy trình ngành hàng, liên kết đầu ra, chính sách, giấy chứng nhận, thậm chí logo…

Theo ông Vinh, chế biến chính là mắt xích quan trọng để các diện tích nông sản an toàn, hữu cơ được phát triển. Trong khi bán tươi gặp nhiều khó khăn, chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ ở Việt Nam còn nhiều khúc mắc thì việc doanh nghiệp chủ động ngồi lại với người dân, HTX để có các bước thống nhất trong hợp đồng liên kết là điều quan trọng.

“Điều này sẽ giúp các bản hợp đồng được định sẵn giúp HTX, người dân có kế hoạch rõ ràng. Tránh tình trạng, HTX sản xuất theo một tiêu chuẩn, còn doanh nghiệp lại cần sản phẩm có tiêu chuẩn khác”, ông Vinh nói.

Tuy nhiên, để mối liên kết được lâu dài, người dân, HTX phải đảm bảo số lượng nông sản nguyên liệu ổn định và chất lượng tốt, đồng đều. Bên cạnh đó, phải có sự vào cuộc của chính quyền địa phương để tạo ra sự khách quan trong các hợp đồng liên kết cũng như định hướng người dân, HTX sản xuất những cây, con phù hợp với thị trường.

Và sự vào cuộc của các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý trong việc tháo gỡ những khó khăn về tiếp cận các chính sách vay vốn sẽ là lực đẩy giúp các HTX dễ dàng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và số lượng trong quá trình liên kết với doanh nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản đò hành chính tỉnh Lai Châu
Văn bản mới

Luật

Luật Hợp tác sửa đổi 2023

Thời gian đăng: 13/11/2023

lượt xem: 1063 | lượt tải:160

01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 983 | lượt tải:126

45/2021/NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1502 | lượt tải:201

340/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1259 | lượt tải:151

167/QĐ-TTg

Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 14/03/2021

lượt xem: 1373 | lượt tải:204
Liên kết
http://chinhphu.vn
mpi.gov.vn
laichau.gov.vn
vca.org.vn
dichvucong.laichau.gov.vn
sokhdt.laichau.gov.vn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down