Tư vấn – Hỗ trợ tháng 5 năm 2021
Lê Quý Toàn
2021-05-20T23:02:11-04:00
2021-05-20T23:02:11-04:00
http://lienminhhtx.laichau.gov.vn/tu-van-ho-tro/tu-van-ho-tro-thang-5-nam-2021-112.html
http://lienminhhtx.laichau.gov.vn/uploads/news/2021_05/anh-luat-htx-2012.jpg
Liên minh HTX tỉnh Lai Châu
http://lienminhhtx.laichau.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ năm - 20/05/2021 22:43
Bạn có khó khăn, vướng mắc gì trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể hợp tác xã. Hãy liên hệ với Liên minh hợp tác xã tỉnh Lai Châu để được tư vấn hỗ trợ.
Câu hỏi: Tôi và một số người bạn đang cân nhắc giữa việc thành lập doanh nghiệp và thành lập hợp tác xã. Xin cho biết sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hình tổ chức kinh tế này?
Trả lời: Mặc dù đều là các loại hình tổ chức kinh tế nhưng giữa doanh nghiêp và hợp tác xã có một số sự khác nhau cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về mục đích của hai loại hình. Đối với loại hình doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận cho các thành viên. Trong khi đó,
Thứ nhất, về bản chất của hai loại hình. Đối với loại hình doanh nghiệp thì đối tượng hướng đến là các hoạt động kinh doanh trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi. Trong khi đó, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể và đối tượng hướng đến là các thành viên hợp tác xã nhằm đáp ứng nhu cầu chung về hàng hóa, dịch vụ của thành viên (hợp tác xã là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá và chất lượng tốt nhất cho thành viên, thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã).
Thứ hai, về cơ chế quản lý. Đối với loại hình doanh nghiệp, quyền quyết định việc quản lý doanh nghiệp thường thuộc về cổ đông, thành viên chiếm số vốn lớn hơn, hay nói cách khác, quyền lực thuộc về người góp nhiều vốn (trọng vốn). Ngược lại, đối với loại hình hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có quyền bình đẳng và biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã (đối nhân).
Thứ ba, về phân phối lợi nhuận. Đối với loại hình doanh nghiệp, việc phân phối lợi nhuận thường căn cứ trên tỷ lệ sở hữu vốn của các cổ đông, thành viên trong doanh nghiệp. Trong khi đó, đối với loại hình hợp tác xã,việc phân phối lợi nhuận chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên.
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng số nợ của hợp tác xã sẽ được chia đều cho các thành viên. Xin hỏi ý kiến như vậy có chính xác hay không? Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 15 Luật Hợp tác xã năm 2012. Theo đó, thành viên hợp tác xã có các nghĩa vụ như sau:
1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.
4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ.
Như vậy, ý kiến cho rằng số nợ của hợp tác xã sẽ được chia đều cho các thành viên là không chính xác, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Luật hợp tác xã năm 2012, các thành viên hợp tác xã chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.
Phòng NVPT-LMHTX tỉnh Lai Châu