Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ trong 5 tháng đầu năm 2021.
Bộ NN&PTNT ước tính 6 tháng tháng đầu năm 2021 sẽ thành lập mới được 733 HTX nông nghiệp. |
Báo cáo đánh giá, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh thực hiện các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
Bộ NN&PTNT ước tính 6 tháng tháng đầu năm 2021 sẽ thành lập mới được 733 HTX nông nghiệp, nâng tổng số HTX nông nghiệp lên khoảng 18.000 HTX; trong đó có trên 85% HTX hoạt động hiệu quả; cả nước có 31.000 tổ hợp tác và 34.500 trang trại...
Cũng thời gian này, số doanh nghiệp nông lâm thủy sản thành lập mới ước khoảng 800 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 13.900 doanh nghiệp. Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Ưu tiên hình thành các doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ quản trị tiên tiến, đủ sức tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Trình Chính phủ ban hành, tổ chức thực hiện Nghị quyết về phát triển HTX nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đẩy mạnh phát triển thương mại, thúc đẩy tiêu thụ, tăng cường xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Trong đó, tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản... Triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế, đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong kiểm dịch, bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hỗ trợ doanh nghiệp về pháp lý trong tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.
Đáng chú ý, ngành sẽ tập trung xây dựng, triển khai các giải pháp thực hiện các phương án xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản năm 2021 ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19. Theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung nông sản tại các địa phương, đặc biệt tại những địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID - 19.
Bộ NN&PTNT cũng sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương để xây dựng phương án ứng phó trong sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản thực phẩm khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên địa bàn.
Nguồn tin: VNBUSINESS
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn