Nông sản tính cách thoát phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Chủ nhật - 12/12/2021 20:34
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn ở khâu thông quan, hàng nghìn xe hàng mắc kẹt ở cửa khẩu. Vì vậy, việc chuyển hướng tận dụng thị trường trong nước cũng như nâng cao chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn để đẩy mạnh chuyển hướng sang các thị trường khác là rất cần thiết. Về lâu dài, việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cũng rất quan trọng.

ng 11/12, tại Diễn đàn "Kết nối giao thương nông sản giữa Long An và các tỉnh, thành phố" do Bộ NN&PTNT tổ chức, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đã đưa ra những thông tin về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tại các cửa khẩu.

Hàng nghìn xe nông sản "mắc kẹt"

Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo thông báo từ Sở Công Thương Lạng Sơn, đến ngày 10/12 có 4.000 xe đang “mắc kẹt” chưa thể thông quan tại Lạng Sơn, các bãi tập kết xe đã đầy kín.

du-khach-nuoc-ngoai-4893-1639199343.jpg

Nông nghiệp kết hợp du lịch mang lại thu nhập cho nông dân cao hơn 8% so với cách làm truyền thống.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đã có văn bản gửi tới các địa phương có phương án cân đối lại, chủ động biện pháp tạm thời bảo quản nông sản tại các kho lạnh, kết nối thông tin với Sở Công Thương (Lạng Sơn) cập nhật thông tin tiến độ thông quan, để giảm thiểu những rủi ro, chi phí... cho doanh nghiệp.

Tại cửa khẩu Móng Cái, theo thông tin của Ban quản lý cửa khẩu sáng 11/12, các xe thủy sản đông lạnh (cá ba sa, tôm đông lạnh…) đang tồn 800 xe và 300 container hoa quả. Riêng đối với sản phẩm thủy sản tươi sống vẫn thông quan thuận lợi.

Cũng theo ông Hòa, tại 3 cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, năng lực thông quan giảm 50% so với trước đây, khoảng 220 xe/ngày (trước 450 xe/ngày). Tổng công suất thông quan của 3 cửa khẩu trung bình 500 xe/ngày.

Riêng với hoa quả đang ùn tắc ở Tân Thanh như thanh long, mít mất 10-14 ngày 1 xe mới được thông quan... Do đó, ông Hòa khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp hết sức cẩn trọng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm… tránh nằm chờ ở cửa khẩu lâu, tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.

Trước tình cảnh khó khăn như vậy, việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong nước và chuyển hướng xuất khẩu là rất cần thiết, song vướng mắc nhất hiện nay là vấn đề nâng cao chất lượng.

Bà Phạm Thị Thanh Tuyền, Giám đốc Giao dịch Nhà cung cấp của Saigon Co.op, cho biết hệ thống quan tâm đến các sản phẩm OCOP của địa phương. Bà tham mưu cần phát triển sản phẩm OCOP đến nhiều vùng miền, trở thành đặc trưng, thế mạnh, mũi nhọn trong cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu.

Tuy nhiên, bà Tuyền lấy ví dụ về sản phẩm lạp sườn ở Long An rất chất lượng, nhưng hiện không biết đâu là nơi sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như truy xuất được nguồn gốc.

Theo bà, các HTX, chủ cơ sở sản xuất tại Long An nói riêng cũng như các địa phương nên tham dự các hội nghị xúc tiến, tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm để nhận những phản hồi từ các địa phương khác. Bên cạnh đó, đề nghị các đơn vị của Long An tổ chức phối hợp thực hiện các tour trải nghiệm miễn phí, giúp du khách biết đến nhiều hơn nông sản địa phương.

Về quy trình canh tác, cần có sự đồng hành từ các Sở, ban, ngành để người dân có kỹ thuật chăm sóc, hồ sơ giấy tờ theo đúng tiêu chuẩn, giảm thiểu chi phí thủ tục.

“Người dân cần hiểu tại sao khi đưa hàng vào các kênh như siêu thị lại phát sinh nhiều chi phí. Hàng hóa không chỉ bán bằng chất lượng, mà còn bằng cảm quan, bằng mẫu mã bao bì”, bà Tuyền chia sẻ.

Cuối cùng, đại diện Saigon Co.op kiến nghị Long An cũng như các địa phương có phương án giúp người dân có nhận thức về chế biến, bảo quản nông sản từ lúc sau thu hoạch đến đóng bao bì. Bà Tuyền lấy ví dụ về sản phẩm chuối, người dân cần biết thời điểm thu hoạch, thời gian vận chuyển… như thế nào là tối ưu.

Nâng giá trị bằng nông nghiệp gắn với du lịch

Trong khi đó, về phía đơn vị xuất khẩu, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho biết, công ty có chuỗi hệ thống phân phối trong nước ở nhiều tỉnh, thành phố cũng như xuất khẩu. 

Theo ông Tùng, nông sản Việt có quán tính xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung cần đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như EU, Mỹ.

“Chúng ta cần hình thành thêm nhiều vùng trồng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP để có thể làm được điều này... Các địa phương xây dựng chương trình, vùng trồng đạt chuẩn để đa dạng thị trường xuất khẩu, thay thế thị trường Trung Quốc khi gặp khó khăn", ông Tùng nêu vấn đề.

Đáng chú ý, bên cạnh đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, Chủ tịch Vina T&T Group cho rằng cần phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Ông cho biết nhiều năm nay, doanh nghiệp theo đuổi du lịch sinh thái vùng trồng, đó là khi xuất khẩu sản phẩm qua các thị trường, khách hàng trên thế giới có thể biết được sản phẩm trái cây đó được canh tác, sơ chế, sản xuất ra sao.

Vì vậy, Vina T&T đã kết hợp làm du lịch, trước khi dịch COVID-19 xảy ra đã tổ chức các đoàn du khách nước ngoài vào Việt Nam đi thăm vùng trồng, nhà máy sơ chế, chế biến như ở Long An xây dựng vùng trồng thanh long đỏ, Đồng Tháp phát triển xoài, Vĩnh Long là nhãn.

"Khi du khách trở về nước, chính họ sẽ quảng bá, tự tin sử dụng sản phẩm trái cây Việt Nam hơn. Đây là điều kiện để trái cây Việt Nam đi sâu vào thị trường thế giới", ông Tùng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Ngô Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn dẫn câu chuyện về vang Bordeaux của Pháp: “Chúng ta nói đến rượu vang là nghĩ đến vang Bordeaux, cho dù bên cạnh đó còn vang Chile, vang Australia và nhiều nơi khác. Điều này có được bởi Pháp đã quá thành công trong việc xây dựng thương hiệu”.

Lý giải, bà Trang cho rằng một trong những nguyên nhân là Pháp rất chú trọng quy hoạch vùng trồng, miền Bắc thì vang trắng, vang hồng; miền Nam là vang đỏ Bordeaux, và vùng nào cũng áp dụng nông nghiệp hữu cơ.

Pháp cũng tổ chức tour cho du khách hàng tuần đến tham quan, nếm rượu, cho ý kiến. Đây chính là nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch.

Quay trở lại Việt Nam, nhìn từ thực tiễn tỉnh Long An, bà Trang nhận định địa phương có bề dày lịch sử, tiềm năng du lịch. “Nông sản gắn với làng nghề truyền thống như Rượu đế Gò Đen là điều chúng ta nên nghĩ tới, hay như gạo Nàng Thơm chợ Đào đã xuất hiện ở Mỹ. Khôi phục lại việc trồng hữu cơ là điều cần làm, và nghiên cứu thực tế của chúng tôi cho thấy nông dân cũng háo hức”, bà chia sẻ.

Theo đó, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong nhấn mạnh tới việc tăng giá trị hạt gạo qua việc cho khách hàng thấy giá trị gắn kết cùng văn hóa, lịch sử vùng miền. Từ thực tế cho thấy, nông nghiệp kết hợp du lịch cho nông dân thu nhập cao hơn 8% so với cách làm truyền thống.

Nguồn tin: VNBUSINESS:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản đò hành chính tỉnh Lai Châu
Văn bản mới

113/2024/NĐ-CP

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

Thời gian đăng: 21/10/2024

lượt xem: 67 | lượt tải:40

Luật

Luật Hợp tác sửa đổi 2023

Thời gian đăng: 13/11/2023

lượt xem: 1428 | lượt tải:202

01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 1316 | lượt tải:159

45/2021/NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1823 | lượt tải:241

340/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1583 | lượt tải:181
Liên kết
http://chinhphu.vn
mpi.gov.vn
laichau.gov.vn
vca.org.vn
dichvucong.laichau.gov.vn
sokhdt.laichau.gov.vn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down