Đến thời điểm hiện nay tỉnh Lai Châu có 340 HTX và 237 tổ hợp tác tạo việc làm thường xuyên cho trên 7.000 lao động với thu nhập bình quân đạt 4,3 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách nhà nước hàng năm đạt trên 10 tỷ đồng. 100% các HTX đã chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động theo Luật HTX năm 2012.
Ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945, ngày 11/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia HTX nông nghiệp. Sau 19 năm, cũng vào ngày 11/4/1964, Bác Hồ gửi thư cho Đại hội HTX và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du. Với ý nghĩa của 02 sự kiện quan trọng đối với phong trào HTX, ngày 27/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 11/4 hàng năm là Ngày HTX Việt Nam.Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố cùng với sự chủ động trong công tác tham mưu cho tỉnh và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT của Liên minh HTX tỉnh. Đặc biệt là sự nỗ lực đổi mới, vươn lên trong sản xuất, kinh doanh của các HTX trên địa bàn tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 340 HTX và 237 tổ hợp tác tạo việc làm thường xuyên cho trên 7.000 lao động với thu nhập bình quân đạt 4,3 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách nhà nước hàng năm đạt trên 10 tỷ đồng. 100% các HTX đã chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Đặc biệt là đã thành lập nhiều HTX chuyên ngành với quy mô phù hợp với năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể như: HTX môi trường, Quỹ tín dụng nhân dân, HTX du lịch cộng đồng; mô hình HTX thanh niên khởi nghiệp, HTX phụ nữ… tại các xã biên giới, vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống... Quang cảnh Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh HTX tỉnh Lai Châu và Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh Lai Châu đầu năm 2021.Các HTX đã phát huy vai trò nòng cốt trong sản xuất, kinh doanh cũng như tạo ra các sản phẩm hàng hóa, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa đảm bảo quyền lợi cho xã viên và người lao động. Đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng biên giới trong thực hiện các tiêu chí về tổ chức quản lý sản xuất, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm… đến nay có 40/40 xã đạt chuẩn NTM đều có HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012; trong tổng số 47 sản phẩm tiêu chuẩn OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó có 23 sản phẩm có chủ thể là HTX. Kinh tế hợp tác, HTX đóng góp khoảng 3% vào GRDP của tỉnh.Vai trò, hiệu quả hoạt động của các HTX nhất là trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được khẳng định, thể hiện rõ nét thông qua là cầu nối trong việc tiếp thu, chuyển giao ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lao động theo hướng tích cực, đảm bảo nhiều khâu dịch vụ mà các hộ thành viên không làm được hoặc làm được nhưng hiệu quả không cao, như cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới trong sản xuất và đặc biệt là chế biến, bảo quản sản phẩm điển hình như: HTX Thanh Xuân, HTX Thanh niên Thẩm Phé (Than Uyên); HTX Quyết Tâm (TP Lai Châu); HTX Long Vũ (Mường Tè),.... qua đó đã góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.Đã xuất hiện các mô hình HTX tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị HTX xây dựng Thanh Xuân (Than Uyên), HTX Quyết Tâm (TP Lai Châu); sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, đồng thời khai thác, phát huy giá trị sản phẩm có thế mạnh của địa phương như gạo, cây dược liệu Atiso và sản phẩm làng nghề truyền thống.Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trước những yêu cầu về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập sâu, rộng trong khu vực và quốc tế. Kinh tế hợp tác, HTX trong tỉnh vẫn còn bộc lộ một số yếu kém tồn tại như: trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong các HTX, tay nghề của người lao động; ứng dụng khoa học - kỹ thuật; vốn đầu tư; thị trường đầu ra và khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm… Nhận thức về bản chất HTX trong cán bộ quản lý, thành viên, người lao động chưa sâu. Nguồn lực hỗ trợ còn ít, quy hoạch giao đất, cho HTX thuê đất còn chậm và gặp khó khăn. Sự liên kết hợp tác giữa HTX, doanh nghiệp và nông dân trong ký kết hợp đồng sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm còn rất ít. Để phát huy vai trò kinh tế tập thể trong thời gian tới, các HTX cần quan tâm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chế biến sâu, phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương. Cùng với đó trong quan điểm chỉ đạo cần thống nhất: “Trình độ sản xuất tới đâu thì mô hình tổ chức sản xuất tương ứng tới đó”, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và có chính sách hỗ trợ để các HTX phát huy nội lực phát triển. Tập trung củng cố, đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX hiện có. Phát triển đa dạng các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Chú trọng phát triển HTX ở những vùng chuyên canh có nhiều sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, gắn với triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm của tỉnh./.Một số hình ảnh về KTTT, HTX và hoạt động của LMHTX tỉnh Lai Châu trong những năm qua: Bùi Xuân Thu - Chủ tịch LMHTX tỉnh Lai Châu