Mòn mỏi chờ... phao cứu trợ COVID-19

Thứ tư - 26/05/2021 21:47
Những ngày này, dịch COVID-19 quay trở lại đang đẩy các HTX, doanh nghiệp vào tình cảnh "sức cùng lực kiệt" và cần những hỗ trợ đặc biệt. Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cho biết đến nay vẫn chưa nhận được đầy đủ ý kiến đóng góp của các bộ, ngành về các chính sách hỗ trợ COVID-19 cho giai đoạn tới.

Theo thông tin mới cập nhật, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, Bộ này vẫn đang đốc thúc các bộ, ngành gửi kiến nghị, góp ý về các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và các đối tượng chịu tác động của dịch COVID-19.

Hỗ trợ vẫn nằm 'trên giấy'

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT giải bày, thực ra lâu nay chúng ta quen nên gọi là gói cứu trợ lần 2, song thực tế đây là tập hợp các chính sách. Lúc đầu, khi dịch COVID-19 tác động tới kinh tế - xã hội, chúng ta chưa có chính sách gì cả. Bộ KH&ĐT đã đứng ra chịu trách nhiệm chủ trì tổng hợp các chính sách hỗ trợ. Năm 2020, đã đề xuất tổng thể các chính sách và có chính sách đã chạy theo "đường ray" của nó như lãi suất, thuế được sửa đổi, bổ sung, kéo dài hoặc gia hạn... Điều này cho thấy có chính sách hỗ trợ đã và đang được thực hiện.

Ho-tro-HTX-nong-nghiep-vuot-CO-6721-8900

Bộ NN&PTNT kiến nghị Ngân hàng Nhà nước thiết kế chính sách hỗ trợ riêng cho các DN, HTX, nông dân.

Tuy nhiên, thực tế thì vấn đề thụ hưởng chính sách đang được nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) phản ánh. Ông Huỳnh Văn Lộc, Giám đốc HTX Sản xuất chế biến Thủy sản Phú Thành (Vĩnh Long), chia sẻ từ đầu năm 2020 đến nay, HTX gặp rất nhiều khó khăn. Dịch bệnh kéo dài nên mức tiêu thụ sản phẩm thấp. Doanh thu năm 2020 của HTX đạt gần 14,6 tỷ đồng nhưng lỗ 1,9 tỷ đồng (năm 2019, cá bán được giá nên HTX lời 1,7 tỷ đồng). Trong khi đó, giá thức ăn liên tục tăng cao, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, giá thức ăn tăng 5 lần, mỗi bao 25kg tăng giá khoảng 70.000 đồng/bao.

Điều ông Lộc mong muốn nhất hiện nay là HTX có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Nói như ông thì đây sẽ là nguồn lực để HTX đầu tư vào việc cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các thành viên trong HTX, tìm cách đa dạng mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo đánh giá từ Bộ NN&PTNT, dịch COVID-19 bắt đầu đợt lây nhiễm cộng đồng thứ 4 với diễn biến nhanh chóng đã và đang tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong các hoạt động kinh tế, các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, một số ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong đó có lĩnh vực nông nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là đối tượng DN dịch vụ, DN vừa và nhỏ, HTX, nông dân. 

Đối với lĩnh vực xuất khẩu (XK) nông sản, một số DN, HTX đã chịu ảnh hưởng đến đơn hàng, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng về dịch vụ hậu cần thương mại. Các thị trường quốc tế đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn hàng cung ứng, thiếu container rỗng, ứ đọng cục bộ vận tải đường hàng không... Do các thị trường XK bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh đứt đoạn, lợi nhuận các DN, HTX suy giảm trong thời kỳ dịch bệnh và thương mại gián đoạn. Do đó, áp lực chi phí, phí, thuế với DN rất lớn.

Trong khi đó, các gói tín dụng hiện nay tuy có lãi suất thấp nhưng cần đảm bảo mọi DN tiếp cận được dễ dàng, nhất là đối tượng DN vừa và nhỏ, HTX nông nghiệp để có khả năng phục hồi sản xuất nhanh và XK ngay vào các thị trường khi dịch COVID-19 được kiểm soát và suy giảm.

Theo đó, Bộ NN&PTNT kiến nghị Ngân hàng Nhà nước triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các gói tín dụng đặc thù đối phó COVID-19. Trong đó có thiết kế chính sách hỗ trợ riêng cho các DN, HTX, nông dân thực hiện cơ cấu lại nợ (khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi vay), tiếp tục cho vay với lãi suất ưu đãi cho người dân, DN, HTX phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Bộ Tài chính triển khai nhanh chóng những giải pháp gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho các DN, tổ chức, HTX, nông dân hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Miễn thuế, miễn tiền thuê đất bến bãi, tiền điện, dịch vụ kho lạnh bảo quản cho DN, HTX... Xem xét giảm thuế tạm thời trong thời gian ngắn hạn đối với ngô, lúa mỳ, kho dầu đậu tương, giảm các mức chi phí logistics với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

Chuyển từ hỗ trợ cầm cự sang phục hồi

Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ về thuế, lãi suất, ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng chính sách hỗ trợ DN cần phải triển khai đúng thời điểm, đúng giai đoạn DN cần, tránh tình trạng tiếp sức nhưng lại nằm trên giấy.

"Đã là giải pháp hỗ trợ thì cần phải có sự tính toán, nhanh nhạy để mỗi chính sách ra đời đều mang lại hiệu quả và có ý nghĩa đối với DN. Đồng thời, phải đa dạng đầu mối trung gian hỗ trợ để DN, người lao động tiếp cận chính sách nhanh, hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong hoàn cảnh khó khăn thì việc giảm chi phí, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính cho DN lại càng cần thiết", ông Nam nói.

Trước thực tế trên, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse đề xuất để các gói hỗ trợ của Chính phủ được hiệu quả, có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước. Để đưa hỗ trợ đến tay DN, nhiều nước đã nghiên cứu trước địa bàn của tỉnh, thành phố có bao nhiêu DN để có kịch bản cụ thể. Dựa trên đóng góp của DN - đóng thuế bao nhiêu, số lượng công nhân để giải quyết các hỗ trợ. Như vậy, họ có dữ liệu về DN để căn cứ trên số lượng lao động đóng bảo hiểm, số thuế mà DN đóng để hỗ trợ nhanh chóng khi dịch bệnh bùng phát.

Theo đó, ông Phú đề xuất chia 2 nhóm hỗ trợ. Thứ nhất là bản thân các DN trong những khu vực bị phong tỏa cần được hỗ trợ ngay theo đóng góp của họ vào ngân sách. Thứ 2 là hỗ trợ các đối tượng khó khăn. Đơn cử các DN lớn cần hỗ trợ mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam, còn với DN vừa và nhỏ lại cần chính sách hỗ trợ thiết thực về nguồn lực vốn, tài chính.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW nhìn nhận, cộng đồng DN đang gặp rất nhiều khó khăn do chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Tình hình của DN và người lao động hiện rất khác so với năm 2020.

"Rất nhiều DN đã không thể trụ vững phải cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Vậy, chính sách hỗ trợ cần được xây dựng thế nào, thay đổi ra sao để phù hợp với tình hình mới?", ông Cung đặt câu hỏi.

Do vậy, theo ông giải pháp hỗ trợ DN phải chuyển từ cầm cự sang hỗ trợ phục hồi. Bên cạnh các gói hỗ trợ, các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN vẫn phải là ưu tiên hàng đầu và cần phải quyết liệt hành động.

Đặc biệt, ông Cung cho rằng hỗ trợ quan trọng nhất là tạo môi trường cho DN phát triển. DN tư nhân phát triển sẽ tạo động lực tăng trưởng mới cho đất nước. Đơn cử, muốn phát triển TP. Cần Thơ trở thành trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long thì phải có cơ chế mở cửa cho tư nhân tham gia. Bởi, chỉ khi DN kéo được hệ sinh thái về địa phương thì vùng đó mới phát triển. Nếu làm được điều này thì đây sẽ là động lực tăng trưởng mới.

Anh-chup-Man-hinh-2021-05-26-l-4280-6153

Ông Trần Quốc Phương

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT

Về các chính sách hỗ trợ đang được Bộ KH&ĐT xây dựng, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung các cơ chế chính sách về tài chính, tiền tệ xoay quanh các vấn đề như thuế, phí, lãi suất... Đồng thời, sẽ có chính sách hỗ trợ mới như mở rộng đối tượng hỗ trợ, chịu tác động bởi COVID-19 như đội ngũ người lao động tuyến đầu chống dịch là các y bác sỹ..

Anh-chup-Man-hinh-2021-05-26-l-9237-2060

Ông Vũ Tiến Lộc

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ thì các chính sách về thể chế rất quan trọng. Làm sao để các thủ tục hành chính phải thiết kế theo tinh thần mới dễ dàng hơn, giảm thời gian, chi phí cho DN. Ví dụ giải quyết vấn đề tăng trưởng việc làm, thủ tục đầu tư, thủ tục xuất nhập nhập khẩu... và các giải pháp tiếp tục mở cửa thị trường làm sao hỗ trợ DN tiếp cận thị trường. Cần xây dựng kịch bản diễn biến của thị trường để giúp DN chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong mọi tình huống, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.

Anh-chup-Man-hinh-2021-05-26-l-6764-2662

Ông Trương Quang An

Giám đốc HTX thanh long Tầm Vu

Thị trường đầu ra gặp khó khăn, đây là thời điểm HTX rất cần vay vốn để giải bài toán về sơ chế, chế biến giúp kéo dài thời gian bảo quản nông sản. Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, chúng tôi đã bỏ vốn đầu tư máy móc, thiết bị hàng chục tỷ đồng, đến nay vốn đã cạn nên muốn vay thêm để tính phương án sản xuất - kinh doanh mới, song không thể tiếp cận nguồn vốn.

 

Nguồn tin: VNBUSINESS

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bản đò hành chính tỉnh Lai Châu
Văn bản mới

Luật

Luật Hợp tác sửa đổi 2023

Thời gian đăng: 13/11/2023

lượt xem: 1179 | lượt tải:164

01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 1121 | lượt tải:131

45/2021/NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1605 | lượt tải:203

340/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1339 | lượt tải:154

167/QĐ-TTg

Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 14/03/2021

lượt xem: 1507 | lượt tải:205
Liên kết
http://chinhphu.vn
mpi.gov.vn
laichau.gov.vn
vca.org.vn
dichvucong.laichau.gov.vn
sokhdt.laichau.gov.vn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down