Phú Thọ: Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã

Thứ ba - 27/04/2021 21:38
Tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là cơ hội để các hợp tác xã (HTX) nâng cao chất lượng, chuẩn hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, có thêm động lực để phát triển.
Ông Nguyễn Thanh Hiệp - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể thực hiện, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách. OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh, gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông nghiệp.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 28 danh mục sản phẩm của 23 chủ thể là các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh được đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 17 danh mục sản phẩm của các HTX đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Việc triển khai chương trình OCOP tạo động lực mới cho khu vực kinh tế nông thôn, tạo đà thúc đẩy, nâng cao năng lực của các chủ thể, nhất là các làng nghề, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
Hiện nay, nhiều HTX đã thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, chú trọng thiết lập mối liên kết sản xuất, kinh doanh. Việc liên kết sản xuất là yêu cầu tất yếu, khách quan, phù hợp với quy mô, tính chất cạnh tranh của nền kinh tế, tạo chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, gắn sản xuất với tiêu thụ. Tham gia OCOP, sản phẩm của HTX được tiêu chuẩn hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho thành viên HTX.
Để được đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, chủ thể phải đảm bảo các yêu cầu: Có phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm; giấy đủ điều kiện sản xuất; công bố chất lượng sản phẩm; có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; có kế hoạch bảo vệ môi trường; phát triển thị trường, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; câu chuyện về sản phẩm... Vì vậy, khi tham gia chương trình, nhiều HTX đã tích cực học hỏi, nâng cao năng lực sản xuất, mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà xưởng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng, hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu, bao bì nhãn mác đảm bảo hợp quy. 
HTX mì gạo Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì có 2 sản phẩm là mì gạo Hùng Lô sinh ra từ làng và mì gạo Hùng Lô loại đặc biệt được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao. Ông Cao Đăng Duy - Giám đốc HTX cho biết: Thời gian qua, HTX đã tập trung phát triển, hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn, cải tiến mẫu mã, bao bì, tem nhãn, chú trọng quảng bá sản phẩm và bảo vệ môi trường. Sản phẩm được công nhận 4 sao, chúng tôi đang tìm hướng đi mới trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến bán ở các cửa hàng tiện ích trong cả nước. Đây cũng là nền tảng để HTX phấn đấu hướng tới sản phẩm xuất khẩu.
Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP khuyến khích và tạo động lực cho các chủ thể tham gia chương trình khắc phục những tồn tại hạn chế, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm.
Có thể thấy rằng tham gia chương trình OCOP là hướng đi hiệu quả giúp các HTX nâng cao hiệu quả kinh tế. Để khuyến khích các HTX tham gia OCOP, chính quyền địa phương cần tích cực vào cuộc, hỗ trợ các HTX định hướng, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm; ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới, nhất là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương. Đồng thời phải có sự tham gia của các cấp, tổ chức hỗ trợ HTX từ khi hình thành ý tưởng, xây dựng và triển khai phương án kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề… để các HTX nâng cao năng lực, phát triển sản phẩm thành sản phẩm OCOP. Đối với sản phẩm của các HTX đã được đánh giá, phân hạng, các HTX cần có chiến lược cũng như giải pháp thiết thực, hiệu quả và xem OCOP là hướng đi để nâng tầm sản phẩm; chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, không ngừng cải tiến để phát triển các sản phẩm OCOP ở hạng cao hơn.

Nguồn tin: Công TTĐT LMHTX Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bản đò hành chính tỉnh Lai Châu
Văn bản mới

Luật

Luật Hợp tác sửa đổi 2023

Thời gian đăng: 13/11/2023

lượt xem: 1179 | lượt tải:164

01/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030"

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 1121 | lượt tải:131

45/2021/NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1604 | lượt tải:203

340/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030

Thời gian đăng: 08/04/2021

lượt xem: 1338 | lượt tải:154

167/QĐ-TTg

Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 14/03/2021

lượt xem: 1507 | lượt tải:205
Liên kết
http://chinhphu.vn
mpi.gov.vn
laichau.gov.vn
vca.org.vn
dichvucong.laichau.gov.vn
sokhdt.laichau.gov.vn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down